Lolita là tiểu thuyết nổi tiếng có phong cách lẫn nội dung mới lạ và vẫn là cái tên gây tranh cãi. Truyện viết về Humbert Humbert – một người đàn ông trung niên luôn mang trong mình sự ám ảnh về tình dục với một cô gái mới chỉ 12 tuổi tên là Dolores Haze. Trước khi đọc truyện Lolita, hãy xem petisco.org review Lolita nhé!
Giới thiệu tác giả
Vladimir Vladimirovich Nabokov (tiếng Nga: Влади́мир Влади́мирович Набо́ков) sinh ngày 22 tháng 4 năm 1899 – 2 tháng 7 năm 1977 là một nhà văn, nhà thơ người Nga. Ngoài tiếng Nga, Lolita Vladimir Vladimirovich Nabokov còn viết được cả tiếng Anh và là tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng thế giới.
Ngoài văn xuôi và thơ, ông cũng là một dịch giả chuyên dịch những tác phẩm kinh điển từ tiếng Anh sang tiếng Nga và ngược lại.
Tóm tắt nội dung Lolita
Humbert – nhân vật ngôi số một “tôi”, một giáo sư ngành văn chương ở Paris được giới thiệu là một người đàn ông trạc 35 tuổi và đẹp trai. Mặc dù sống cùng với vợ nhưng Humbert không hề có hứng thú tình dục mà luôn tơ tưởng đến những cô gái vị thành niên 12, 13 tuổi. Lý do là để mong tìm lại thiên đường đã mất khi người yêu thuở niên thiếu của mình là Annabel đã mất vì bệnh hiểm nghèo. Humbert không hề buồn khi vợ mình đã bỏ theo một người đàn ông khác. Thậm chí, ông còn ngạc nhiên khi vợ mình lại có sức hấp dẫn với người khác như vậy. Sau đó khoảng vài năm ông được mời sang Mỹ để giảng dạy văn học tại một trường đại học ở New England.
Bà chủ nhà trọ của Humbert ở Mỹ tên là Charlotte Haze ngay lập tức đã đem lòng yêu ông ta. Thế nhưng, Humbert chẳng hề thấy hứng thú mà lại để ý đến cô con gái mới 12 tuổi của bà chủ tên là Dolores Haze (mà ông ta thường gọi với cái tên thân mật là Lolita). Cuối cùng, Humbert chấp nhận lấy bà chủ nhà với mục đích chỉ để được gần gũi với cô bé. Hàng ngày, ông đã ghi vào nhật ký những cảm xúc dạt dào với cô gái bé nhỏ đang tuổi dậy thì. Bỗng nhiên, một ngày vợ ông lục tủ và phát hiện ra bí mật kinh khủng trong tâm hồn của chồng mình được ghi lại trong cuốn nhật ký. Trong trạng thái hoang cô cùng mang tột độ, bà vợ không may bị xe cán chết trên đường ra bưu điện để gửi thư cho con gái đang ở trại hè.
An táng cho vợ xong, Humbert quyết định đến chỗ Lolita đang sinh hoạt trại hè để đưa cô đi. Họ đã đi hết thành phố này đến thành phố khác, và đối với Humbert, những tối tại các nhà nghỉ là thiên đường, mà theo như lời của ông thì đó là một “thiên đường có bầu trời rực lửa của địa ngục, nhưng là một thiên đường đúng nghĩa”.
Nhưng hành trình với những dục cảm tội lỗi ấy cũng phải đi đến hồi kết khi Lo bị bệnh và phải vào viện. Sau đó, cô bé biến mất mà không để lại cho Humbert một lời nào. Sau nhiều năm tìm kiếm, Humbert nhận được thư của Lo thông báo cô đã kết hôn và đang mang thai. Ông vội vã lao xe đến địa chỉ người gửi thư nhưng Lo giờ đã là một người phụ nữ thực thụ. Tuy vậy, Humbert dường như không quan tâm đến điều đó và vẫn rất yêu cô. Một lần nữa, ông ngỏ ý muốn Lo chạy trốn cùng ông song cô bé đã từ chối.
Kết truyện, Humbert để lại một số tiền lớn cho Lo rồi ra đi. Ông đã có những cảm xúc thật đặc biệt: “Lo không chỉ vắng bóng bên cạnh tôi, mà cả giọng của em cũng thiếu mất trong bản hòa âm kia” và hướng ánh mắt về phía trường học đằng xa. Sau đó, Humbert mất do nghẽn động mạch vành trong tù vào tháng 11 năm 1950. Còn Lolita cũng qua đời trong khi sinh con vào giáng sinh cùng năm đó.
Cảm nhận và đánh giá truyện Lolita
Không thể phủ nhận một điều là truyện Lolita không viết để tôn vinh hay ca ngợi những cảm xúc có thể gọi là “bệnh hoạn” của nhân vật chính khi bị ám ảnh tình dục với cô bé 12 tuổi. Humbert vẫn là một người đàn ông trung niên bỉ ổi với những suy nghĩ sa đọa và cuối cùng vẫn phải trả giá. Mặc dù tác giả Nabokov đã cố lột tả những nỗi đau khổ ẩn đẳng sau sự suy đọa đạo đức song hầu như không một ai có thể thông cảm cho điều đó.
Lolita Vladimir viết về một thực trạng đáng buồn luôn tồn tại trong cuộc sống, đó là mọi tội ác sẽ rất dễ xảy ra khi mà những đứa trẻ trở nên ương bướng, những người mẹ ích kỷ, những người đàn ông đạo mạo với tâm hồn quỷ ám,… Đọc xong Lolita, nhiều độc giả có thể sẽ thầm ước rằng giá như xã hội có nhiều hơn nữa sự quan tâm đúng mực hơn về việc giáo dục trẻ em và nhà nước cũng nên xây dựng một hệ thống giáo dục tốt hơn nữa để bảo vệ những đứa trẻ – thiên thần bé bỏng của chúng ta!Trên đây là bài review Lolita của petisco.org Còn bạn có những cảm xúc hay suy nghĩ nào sau khi đọc xong Lolita sách đẫm nước mắt này? Hãy chia sẻ cho chúng tôi biết nhé!